Chuối hột rừng: vị thuốc trị đau lưng hiệu quả



Chuối hột rừng là thực vật có nguồn gốc Đông Nam Á, chuyên trị táo bón, cầm máu, chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất chống tăng đường huyết. Rượu chuối hột có thể chữa bệnh thận, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, bệnh dạ dày, ăn uống kém. Chuối hột rừng có thể sử dụng toàn cây tùy mục đích điều trị và khẩu vị từng vùng miền




    Chuối hột rừng là thực vật có nguồn gốc Đông Nam Á, chuyên trị táo bón, cầm máu, chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất chống tăng đường huyết. Rượu chuối hột có thể chữa bệnh thận, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, bệnh dạ dày, ăn uống kém. Chuối hột rừng có thể sử dụng toàn cây tùy mục đích điều trị và khẩu vị từng vùng miền.

    Chuối hột rừng là gì?

    Chuối hột rừng được xem là thủy tổ của chuối ăn quả hiện nay. Nhà khoa học Luigi Aloysius Colla người gốc Ý phát hiện đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, có đến 7 danh pháp khoa học được xem như cùng một loài chuối hột rùng như nhau.

    Vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung chuối hột mọc hoan thành cụm lớn chằn chịt. Một số khu vực đồng bằng châu thổ trồng làm kiểng hoặc làm thuốc.

    Chuối hột rừng thuộc họ chuối Musaceae và loài Musa acuminata Colla thường được tìm thấy ở Việt Nam nhiều nhất.

    Chuối hột rừng giống Colla
    Chuối hột rừng giống Colla

    Chuối được xem là một cây thực vật kỳ lạ. Thân cây thực chất chỉ là thân giả do nhiều bẹ lá xếp lại với nhau cao đến 4m. Màu sắc chung thì càng gần gốc thì thân giả càng có màu tía, nhạt dần lên ngọn và có màu xanh lục.

    Khác với các giống chuối khác, chuối ra hoa với cuống hoa chọc thẳng lên trời, màu đỏ điều. Quả chuối có màu vàng nhạt, những cạnh chuối trông có vẻ sắc hơn trái chuối thông thường. Ruột quả chứa thịt chuối và nhiều hạt chuối to 4-5mm và cứng.

    Tác dụng của chuối hột rừng

    Chuối hột ngoài là một thực phẩm, còn là một vị thuốc dễ tìm. Khi trẻ em bị táo bón, để dễ đi đại tiện có thể dụng phương thuốc chuối hột.

    Thân rể chuối hột hay còn gọi là củ chuối. Củ chuối chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính chống tăng đường huyết.

    Lá chuối hột có thể cầm máu trong một số trường hợp. Hoa chuối cung cấp lượng lớn chất xơ tự nhiên cho cơ thể.

    Rượu chuối hột dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể.

    Sử dụng chuối hột rừng như thế nào?

    Quả và chế phẩm từ quả

    Quả chuối rừng được đánh giá là nhỏ, chỉ lớn bằng ngón cái. Khi chín vàng ăn có vị ngọt thanh. Nhưng quả chứa nhiều hột nên ít khi ăn mà dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu. Quả lớn và nhỏ đều ngâm rượu đều ngon. Nhưng loại quả nhỏ chứa nhiều nhựa nên thường dùng hơn. Rượu càng thơm ngon khi có nhiều nhựa chuối.

    Khi để cả quả tươi có thể vùi vào lửa than để cháy xém. Quả tươi phơi khô nguyên quả thường được bày bán nhiều vì tính thẩm mỹ và tiện dụng. Quả tươi có thể xắt lát để phơi hoặc ngâm.

    Ngoài ra, khi tách hạt từ lúc còn tươi, hạt chuối được xử lý như một vị thuốc bắc. Hạt rửa sạch, sao đen vỏ, Chuối sau khi chín được bóp nhuyễn để tách hạt đen, lõi trắng chứa nhiều bột. Hạt được sao vàng, bột đổi sang vàng và dậy mùi là đạt yêu cầu. Từ nguyên liệu thô, hạt chuối tiếp tục được sao tẩm rồi tán nhuyễn hoặc nguyên hạt để ngâm rượu.

    Vỏ quả chuối phơi khô hoặc om nước uống hằng ngày. Trị đau bụng lâu ngày: quế chi 4g kết hợp vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột, cam thảo 2g trộn đều tán bột. Luyện với mật làm viên, uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm.

    Hoa chuối hột rừng

    Đặc biệt, không phát hiện sâu bệnh có trên hoa chuối. Do đó, cân nhắc lợi ích kinh tế khi sử dụng hoa chuối thay thế chất xơ rau cải. Thực tế thì nhiều món ăn Việt không thể thiếu hoa chuối nhưng bàn ăn một số nước vẫn còn xa lạ.

    Thân và lá

    Hỗ trợ ổn định đường huyết: khi cây đang ra hoa, hoa chuối chưa bung bẹ. Tiến hành cắt ngang thân giả, tính từ mặt đất lên 20 – 25 cm. Khoét lỗ ở giữa, đậy kín 1 đêm, lấy nước tiết ra từ thân chuối để uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

    Thân giả và thân thiệt chuối om chung với cá lóc hoặc ốc lương đồng là một khẩu phần thực dưỡng có tác dụng bồi bổ khá tốt. Động vật trong món ăn cung cấp protein và các chất bổ, củ chuối kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác muốn ăn, dễ hấp thu.

    Cầm máu vết thương: dùng thân giả hoặc lá non, khi còn cuống tròn vào ngọn, nhay kỹ cho ra nhựa, đắp lên vị trí cần thiêt.

    Cách ngâm rượu chuối hột rừng

    Công đoạn lựa chuối là quan trọng, chuối phải chín vàng đều nhưng vỏ phải sắc. Thái lát mỏng, nghiêng quả chuối 45 độ để thái đẹp. Phơi ánh sáng trực tiếp cho khô, đảm bảo vệ sinh và không có sinh vật bám lên. Rượu ngâm có thể là rượu nếp hoặc rượu gạo, nồng độ trên 40 độ, không pha tạp. 

    Vò ngâm rượu bằng thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối xuống đáy khoảng 1/3 lọ, tiếp tục cho rượu đến 2/3 lọ, 1/3 còn lại để trống. Đậy kín nắp, quan sát màu sắc rượu khoảng 100 ngày là có thể sử dụng. Rượu chuối hột có màu vàng đặc trưng, đôi khi vò rượu được ngâm đất hay còn gọi là hạ thổ. Rượu hạ thổ làm giảm tính độc của rượu cũng làm ổn định quá trình ly giải đường trong chuối diễn ra đồng đều.

    Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn.

    Lưu ý khi dùng chuối hột rừng? 

    Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng. Chuối hột rừng cũng vậy, rượu chuối uống lượng vừa phải rất tốt, nhưng không được lạm dùng vào chè chén rượu thuốc.

    Chuối hột rừng là loài thực vật đặc trưng của Đông Nam Á. Chuối hột chứa nhiều dinh dưỡng và hơn thế nữa, đây là một vị thuốc dễ tìm và quen thuộc. Rượu chuối hột được xem như một thức uống dưỡng sinh.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm